THÔNG TIN ĐẦY ĐỦ VỀ NCKH BÀI THUỐC BỒI BỔ CƠ THỂ

THÔNG TIN ĐẦY ĐỦ VỀ NCKH BÀI THUỐC BỒI BỔ CƠ THỂ,BỔ THẬN TRÁNG DƯƠNG

                                                                                                            Bs Hồ Việt Sang

 

Thừa kế,NCKH bài thuốc dân gian,gia truyền là công việc mang tính khẩn trương,trước mắt và thường xuyên của mỗi cán bộ,y,bác sỹ hoạt động trong lĩnh vực YHDT(Nếu không thừa kế đễ mất đi là mất luôn)Lời cố chủ tịch HĐBT Phạm Văn Đồng.

Bài thuốc gia truyền của cụ AmaKong Bản Đôn,Đaklak được nhiều người biết đến từ hơn 15 năm nay.Theo lời cụ AmaKong,bài thuốc do bố vợ cụ là Y Thu truyền lại.Đến nay,do khá nhiều người biết đến,nhất là bà con quanh khu du lịch Cầu treo thuộc xã Krongna,Bản đôn,nhà nào cũng bán thuốc AmaKong,tình trạng này tồn tại hơn chục năm nay và như biến đây thành bài thuốc dân gian,khiến các ngành chức năng cũng bó tay.

Hình 1
Hình 1

Từ năm 2000,tôi được Hội YHDT (Nay là Hội Đông y),cử làm chủ nhiệm đề tài NCKH bài thuốc Amakong,lúc này có trục trặc về thủ tục,tạm gác lại,đến tháng 9/2001,Hội Đông y lại tiếp tục cử tôi làm chủ nhiệm đề tài,lập văn bản xin NCKH thừa kế bài thuốc cụ Amakong.(xem vb hinh 1) thể hiện nội dung này.Nhưng sau đó đề tài cũng chưa được thực hiện.Mãi đến tháng 1/2005(Lúc này cụ Amakong ở vào tuổi 90),thấy cụ Amakong đã cao tuổi, trao đổi trước với ông Y Luyện Niekdam bí thư tỉnh ủy về vấn đề NCKH thừa kế bài thuốc Amakong Bản Đôn,được ông đồng ý,tôi lập văn bản số 05/Hội đy ngày 06/01/2005 xin NCKH vận đông thừa kế bài thuốc và được ông Y Luyện bút phê,sở KHCN cho phép và cấp kinh phí thực hiện.(Xem vb hinh 2+3).

Hình 2 
hinh 3 (450 x 600)

Hình 2, 3

Triễn khai các bước vận động thừa kế ,tôi vận động một số trí thức người dân tộc có uy tín: Bs Y Quang Mlo,thầy giáo Y Saphon niekhang,thầy giáoY Khoang…Tiếp cận,giải thích,vận động cụ Amakng và con trai (đã học qua chương trình y sỹ YHDT) là Khăm Phết Lào ,con rễ  : Manari ,cả bà vợ trẻ của cụ :Mí Búp(H Khăm) cùng chúng tôi nhiều lần vào rừng hái thuốc,nhận dạng từng cây thuốc và đến 30/4/2005,cụ ký văn bản truyền thụ bài thuốc cho tôi nắm bắt.(Xem vb hinh 4+5).

hinh 4 (450 x 600)
Hình 4

  hinh 5 (450 x 600)

          Hình 5

         1) ĐẠI HỌC Y HUẾ NCKH BÀI THUỐC AMAKONG.

Đề tài NCKH cửa đại học y Huế là “Sưu tầm định danh một số cây thuốc của dân tộc bản địa tỉnh Đaklak” Mả số KX 03-07/DL 2002 .Đề tài do Đaklak cấp kinh phí.Tôi là người hợp đồng và cung cấp nguyên liệu,tiêu bản thực vật và ảnh chụp cho Huế NCKH 01 cây Tơm trơng anénso nhưng chưa xác định được tên chi,loài,ho..Do khuôn khổ của đề tài và kinh phí nên Huế chỉ NC sơ bộ 01 cây trong 03 cây của bài thuốc Amakong.( Xem vb hình số 6+7+8).trên tổng số 12  cây làm thuốc các loại đươc NCKH.(Hình số 7 là nhận xét của một nghiên cứu sinh dược khoa) về kết quả NCKH một cây Tơm trong A nenso của Huế.

9

                    2) ĐẠI HỌC Y DƯỢC TP HỒ CHÍ MINH NCKH BÀI THUỐC AMAKONG.

Đề tài NCKH của Đại học ydươc tp Hồ Chí Minh “Nghiên cứu thừa kế bài thuốc bồi bổ cơ thể,bổ thận tráng dương của cụ Amakong Bản đôn,Đaklak “.Đề tài do bộ y tế cấp kinh phí.Tôi là đồng tác giả,cũng là người hợp đồng,cung cấp toàn bộ nguyên liệu,kết hợp cùng một số nghiên cứu sinh,sinh viên dược khoa đi khảo sát dược liệu,làm tiêu bản,chụp hình thực vật,trồng, theo dỏi quá trình sinh trưởng phát triễn dược liệu cho đề tài.(Xem vb hình số 9+10+11+12)

 

hnh 9 (450 x 600)hnh 10 (600 x 450)

Hình 9                                                                             Hình 10

Hình 11
Hình 11
hnh 12 (450 x 600)
Hình 12

Cuối cùng là đình chỉ vụ tranh chấp xung quanh bài thuốc Ama Kông

Ngày 22-10-2008, TAND TP. Buôn Ma Thuột ra quyết định số 28/2008/QĐST về việc Đình chỉ giải quyết vụ án dân sự “Xâm phạm quyền nhân thân” thụ lý ngày 24-7-2008 giữa nguyên đơn là ông Y Prung Êban (Ama Kông) và bị đơn là ông Hồ Việt Sang (phó chủ tịch Hội Đông Y tỉnh). Nguyên nhân đình chỉ là do ngày 21-10- 2008 đại diện uỷ quyền nguyên đơn (ông Khăm Phết Lào - con trai ông Ama Kông) tự nguyện rút đơn khởi kiện.

Được biết cách đây gần 2 năm dư luận bắt đầu xôn xao về vụ “tranh chấp bài thuốc Ama Kông”. Vụ việc dần được sáng tỏ xuất phát từ sự mất đoàn kết nội bộ Hội Đông y tỉnh xung quanh việc nghiên cứu bài thuốc gia truyền của cụ Ama Kông ở Buôn Đôn, đã dẫn tới việc khiếu kiện “tranh chấp bài thuốc” vì cho rằng có sự “lừa đảo” để chiếm đoạt bài thuốc gia truyền này. Cuối cùng vụ việc chỉ gói gọn vào hành vi “Xâm phạm quyền nhân thân” vì phía nguyên đơn cho rằng ông Hồ Việt Sang lập trang web amakong.com.vn đã sữ dụng hình ảnh cụ Ama Kông mà không xin phép. Trong phiên hòa giải thành ngày 21-10-2008 tại TAND TP.BMT. Ông Hồ Việt Sang lý giải việc sử dụng hình ảnh nói trên là nhằm minh họa cho đề tài nghiên cứu khoa học của ông và qua đó đã gián tiếp quảng bá cho bài thuốc gia truyền của cụ Ama Kông; chính gia đình cụ Ama Kông đã được xem trang web ngay từ đầu tại nhà ông Sang và tỏ ra rất phấn khởi. Hai bên đã xóa bỏ mặc cảm và nối lại quan hệ đã có từ trước vì nhận ra rằng do có sự hiểu nhầm nên đã bị lãng phí thời gian công sức vào vụ kiện không đáng có; và ông Hồ Việt Sang đã tự nguyện hỗ trợ 2 triệu đồng để bù đắp một phần phí tổn đó của nguyên đơn. Phía gia đình cụ Ama Kông bày tỏ sự mong muốn hợp tác của các nhà chuyên môn trong việc nghiên cứu bài thuốc gia truyền của gia đình để bài thuốc sớm được cấp thẩm quyền công nhận đưa vào sản xuất, quảng bá, lưu hành rộng rãi

(Theo Báo Đăk Lăk ngày 30 tháng 10 năm 2008)( xem vb hình 13.)

Hinh 13
Hình 13

Qua kết quả NCKH bài thuốc cụ Amakong Bản Đôn từ hai đơn vị nghiên cứu(Y Huế và đai học y dược tp Hồ Chí Minh) chúng ta nhận thấy khá rõ qua kết quả NCKH Đại học y dược tp Hồ chí Minh thưc hiện đầy đủ,công phu,khá toàn diện, tập trung vào trọng tâm,được hai hội đồng NCKH cấp cơ sở và cấp Bộ y tế đánh giá cao.Do đó quy trình đánh giá,công nhận bài thuốc gia truyền phải dựa vào kết quả NCKH của đại học y dược tp Hồ Chí Minh làm căn cứ,giúp cụ Amakong an tâm hưởng tuổi già.Hiện tại đang có người nhầm tưởng việc NCKH bài thuốc Amakong là do đại học y Huế thực hiện,sự nhầm hiểu này dẫn đến hệ lụy khi công nhận bài thuốc gia truyền của cụ sai thực tế, dẫn đến sự hiểu lầm không đáng có về lâu dài sẽ ảnh hưởng đến quyền lợi trong việc thực hiện chế độ kế thừa của Cụ và gia đình khi có sản phẩm lưu hành

 

VIDEO