Bs Hồ Việt Sang là người duy nhất kế thừa, phát huy phát triễn bài thuốc Amakong qua nghiên cứu khoa học

TRẢ LỜI CHO NGƯỜI DÙNG THUỐC AMAKONG, BẢN ĐÔN, ĐẮK LẮK

Tạp chí cây thuốc quý 08/2009 (trang 10-11)

LTS. TRONG LÁ THƯ CỦA BS HỒ VIỆT SANG GỞI TS CTQ CÓ ĐOẠN KẾT " CÒN NHIỀU VIỆC PHẢI LÀM TIẾP ĐỂ BÁO CÁO BỘ Y TẾ, GÓI GỌN GHI VÀO SỔ VÀNG THỪA KẾ CỦA HỘI KHÔNG THỂ NÓI HẾT, MONG CÓ DỊP SẼ TRÌNH BÀY RÕ HƠN. ĐIỀU ĐÁNG QUÝ LÀ BÀI THUỐC ĐÃ ĐƯỢC ĐƯA VÀO NCKH VÀ THÀNH CÔNG BƯỚC ĐẦU, CHÚNG TA KHÔNG PHỤ LÒNG CỤ AMAKONG VÀ NHỮNG NGƯỜI THEO DÕI QUAN TÂM ĐẾN BÀI THUỐC, LÀM ĐƯỢC ĐẾN ĐÂY TÔI NHƯ ĐÃ THẮP LÊN NÉN HƯƠNG LÒNG NƠI VONG LINH CỐ BS HOÀNG ĐÌNH QUÝ VÀ BS Y QUANG MLÔ ĐÃ ĐỒNG LÒNG VÀ CÙNG NGUYỆN VỌNG NHƯ TÔI LÀ CỐ GẮNG CAO NHẤT THỰC HIỆN NCKH BÀI THUỐC NÀY THÀNH CÔNG". TRÂN TRỌNG VIỆC LÀM CÓ NHIỀU Ý NGHĨA CỦA TÁC GIẢ TRONG VIỆC THỪA KẾ VỐN YHCT DÂN TỘC, CTQ XIN GIỚI THIỆU BÀI VIẾT SAU ĐÂY CỦA BS HỒ VIỆT SANG VỀ KẾT QUẢ NCKH ĐẠT ĐƯỢC TRÊN CON ĐƯỜNG DÀI THỪA KẾ NHỮNG BÀI THUỐC HAY TỪ CÂY THUỐC QUÝ.

Từ năm 1999 rồi đến năm 2001 đến năm 2005 BS CK1 Đông y Hồ Việt Sang, phó chủ tịch Hội đông y Đaklak, đã đăng ký nghiên cứu khoa học (NCKH) bài thuốc "Chữa đau lưng, nhức mỏi, bồi bổ cơ thể, bổ thận tráng dương" của cụ Amakong Bản đôn, Đaklak . NCKH bài thuốc trở thành vấn đề bức xúc vì nhiều người dùng thuốc không những không an tâm vì chưa rõ tính an toàn của thuốc, mà theo cụ Amakong, do tình trạng khai thác, buôn bán thuốc tràn lan nên nhiều người bị mẩn ngứa, nôn ói, ngộ độc khi dùng phải loại thuốc không đúng, mặt khác cụ Amakong lúc này cũng vào tuổi 90, nắm bắt được bài thuốc, kinh nghiệm dùng thuốc của cụ cũng là điều cần thiết. Do đó việc nghiên cứu thừa kế bài thuốc là mục tiêu hàng đầu của Hội Đông y tỉnh Đắk Lắk.



Ảnh 1: Cụ Amakong (phải), Bs Hồ Việt Sang (trái)

 

Sau đôi lần trục trặc, ngày 22/3/2006 Bs Sang đã ký thỏa thuận hợp tác NCKH với Giáo sư Tiến sĩ Nguyễn Minh Đức trưởng ban NCKH đại học Y Dược TP Hồ Chí Minh với hình thức là đồng tác giả khi công bố kết quả đề tài.Đề tài được Bộ y tế cho thực hiện từ năm 2006 – 2008 .

Ngay từ khi đăng ký NCKH, mục tiêu của đề tài : "Trả lời sớm nhất cho người dùng thuốc giá trị đích thực của bài thuốc,tính khoa học, tính an toàn…cho người dùng thuốc an tâm”.

Đến nay, nhóm NCKH đã thực hiện đầy đủ mục tiêu mà người dùng thuốc mong đợi, kể cả anh chị đồng nghiệp khó tính cũng phấn khởi, thích thú, tin cậy bởi hướng đề tài mở ra nhiều vấn đề sâu rộng…

Ngày 30/12/2008 đề tài được nghiệm thu cấp cơ sở. Ngày 01/07/2009 Hội đồng nghiệm thu cấp bộ đã thông qua. Cả 02 lần đề tài NCKH được biểu quyết tuyệt đối (7/7), đánh giá loại A. Hội Đồng kết luận :

- Là một đề tài lớn, khá hay, thích thú, thực hiện công phu, hoàn thành xuất sắc mục tiêu, nội dung đề ra.

- Các kết luận khoa học là chính xác, đáng tin cậy, có ý nghĩa cần thiết cho NCKH cơ bản và NCKH ứng dụng và có giá trị cho NCKH y học cổ truyền trong thừa kế y học dân gian.

- Đề tài cần được Bộ y tế cho tiếp tục nghiên cứu sâu, rộng , hoàn thiện hơn.

 

Trong “giấy viết cho Bs Hồ Việt Sang” ngày 30 tháng 04 năm 2005 Cụ Amakong nêu “Nay tôi đã già rồi, theo lời kêu gọi của Đảng và Nhà nước, được ông Bs Hồ Việt Sang trực tiếp động viên giúp đỡ, bây giờ tôi truyền lại hết bài thuốc của gia đình tôi cho ông Bs Hồ Việt Sang, để ông nghiên cứu phục vụ cho Nhà nước, cho đồng bào…” Xác nhận trong giấy này có con trai thứ 7 của cụ Amakong là Khăm Phết Lào “ Bố tôi đã truyền thụ bài thuốc gia truyền cho ông Bs Hồ Việt Sang như đã viết trên là đúng sự thật và ngày 04 tháng 05 năm 2005 UBND xã Krông Ana xác nhận vấn đề này (xem ảnh 2). Cũng trong ngày 30 tháng 04 năm 2005 Khăm Phết Lào đã viết đầy đủ 5 vị thuốc trong bài thuốc của cụ Amakong cho tôi có cụ Amakong ký tên (xem ảnh 3). Trong khi đó có nhà báo viết “ Ông Sang chỉ biết có 2 vị thuốc mà đi nghiên cứu khoa học…”. Tôi nghĩ rằng người chỉ có làm việc chân chính mới thỏa mãn lòng người chân chính.


D:\Users\Phuc Ho\Desktop\IMG_6811.jpgD:\Users\Phuc Ho\Desktop\IMG_6812.jpg
Ảnh 2: Giấy viết cho Bs Hồ Việt Sang.                Ảnh 3: Giấy truyền lại đầy đủ bài thuốc.

Ngày 22 tháng 03 năm 2006 Tôi và GS.TS Nguyễn Minh Đức ký thỏa thuận hợp tác nghiên cứu khoa học “Kết quả nghiên cứu sẽ được công bố dưới hình thức đồng tác giả” (xem ảnh 4).


D:\Users\Phuc Ho\Downloads\IMG-6534.JPG
Ảnh 4: Giấy thỏa thuận hợp tác nghiên cứu khoa học.

 

Để kế thừa được bài thuốc của cụ Amakong, Tôi đã nhiều lần đến với gia đình cụ, có lần cùng cố Bs Thầy giáo Y Quang Mlô (xem ảnh 5), Thầy giáo Y Sa Phôn, Y Khoang (xem ảnh 6), chúng tôi cũng có phối hợp với thạc sĩ dược Nguyễn Văn Kính (Đại học Huế), và GS.TS Nguyễn Minh Đức trong nghiên cứu khoa học bài thuốc của cụ Amakong (xem ảnh 7). Trong thời gian này chúng tôi được được Sở khoa học công nghệ tỉnh Đắk Lắk cấp hỗ trợ 60 triệu đồng cho việc thừa kế bài thuốc của cụ Amakong. Chúng tôi cùng với Cụ, các con của cụ (Khăm Phết Lào, Manari con rể) vào tận rừng tìm cây thuốc, nhận biết các vị thuốc, có lần 24 giờ đêm theo hứng chí của cụ Amakong cụ cho tôi, thầy giáo Y Khoang, thầy giáo Y Sa Phôn, H’Khăm (vợ trẻ của cụ) đi về tận Krông Năng lấy cây thuốc “Nam Yoong” là cây thuốc cuối cùng trong bài thuốc của cụ.( Anh Y Sa Phôn hiện còn sống là phó giám đốc Sở lao động thương binh xã hội tỉnh Đắk Lắk).


D:\Users\Phuc Ho\Desktop\IMG_6821.jpg
Ảnh 5 (từ trái sang phải): Bs thầy giáo Y Quang Mlô, H’khăm, Cụ Amakong, Bs Hồ Việt Sang.


D:\Users\Phuc Ho\Desktop\IMG_6820.jpg
Ảnh 6 (Từ trái sang phải): Thầy giáo Y Khoang, Cụ Amakong, Bs Hồ Việt Sang,

Thầy giáo Y Sa Phôn (PGĐ Sở lao động thương binh xã hội Đắk Lắk.) Là những trí thức người tại chỗ đã nhiệt tình cùng tôi tiếp cận cụ Amakong trong thừa kế bài thuốc.



D:\Users\Phuc Ho\Desktop\IMG_6819.jpg

Ảnh 7: Thạc sĩ dược đại học Huế Nguyễn Văn Kính (Đứng thứ 1 từ trái sang), GS.TS Nguyễn Minh Đức (Đứng thứ 1 từ phải sang), Bs Hồ Việt Sang (đứng thứ 2 từ phải sang) là những người cùng tôi nghiên cứu khoa học bài thuốc của cụ Amakong.

Sở y tế Đắk Lắk thời kỳ cấp phép bài thuốc gia truyền của cụ Amakong cũng hiểu nhầm (Bs Cao Minh Toàn, Bs Phồi) là Đại học y Huế đã nghiên cứu  khoa học bài thuốc của cụ Amakong. Thực tế thì khác, Đại học y dược Huế thực hiện đề tài “Sưu tầm, định danh, xác định thành phần hóa học và tính chất sinh học một số cây thuốc của dân tộc bản địa tỉnh Đắk Lắk” do PGS.TS Phạm Văn Lình làm chủ nhiệm đề tài (xem ảnh 8) khác với đề tài “Nghiên cứu thừa kế bài thuốc có tác dụng bồi dưỡng cơ thể, bổ thận, tráng dương của cụ Amakong, ở Bản Đôn, Đắk Lắk” do GS.TS Nguyễn Minh Đức làm chủ nhiệm đề tài (xem ảnh 9) và tôi là người hợp tác và cung cấp cây thuốc, nguyên liệu (Cây Tơm trơng Nenso) cho đại học Huế nghiên cứu 1 cây này nhưng chưa định danh được dược liệu, sự hiểu nhầm này dẫn đến việc anh Khăm Phết Lào hiểu không đầy đủ, không đánh giá đúng công sức của các nhà chuyên môn, các nhà khoa học dành nhiều tâm huyết trong thừa kế nghiên cứu khoa học bài thuốc của cụ Amakong. 



D:\Users\Phuc Ho\Desktop\IMG_6822.jpgD:\Users\Phuc Ho\Desktop\IMG_6823.jpg
Ảnh 8: Ảnh bìa đề tài “Sưu tầm, định danh, xác định thành phần hóa học và tính chất sinh học một số cây thuốc của dân tộc bản địa tỉnh Đắk Lắk” do PGS.TS Phạm Văn Lình làm chủ nhiệm đề tài.


D:\Users\Phuc Ho\Desktop\IMG_6824.jpgD:\Users\Phuc Ho\AppData\Local\Microsoft\Windows\Temporary Internet Files\Content.Word\IMG_6825.jpg
Ảnh 9: Ảnh bìa đề tài “Nghiên cứu thừa kế bài thuốc có tác dụng bồi dưỡng cơ thể, bổ thận, tráng dương của cụ Amakong, ở Bản Đôn, Đắk Lắk” do GS.TS Nguyễn Minh Đức làm chủ nhiệm đề tài.

“Kết quả nghiên cứu khoa học cho thấy bài thuốc Amakong có thể giúp gia tăng sức chịu đựng và có thể làm thuốc chống mệt mỏi và cải thiện sức chịu đựng của thân thể,… có sự giảm thể trọng, tác động kiểu nội tiết tố nam, kích thích tiêu hóa, tăng chuyển hóa, hưng phấn thần kinh, 2 hợp chất Phy-tosterol, Daucortrerin là 2 chất đặc trưng hấp dẫn nhất,…”

Thực tế khám chữa bệnh tại phòng khám chuyên khoa Y học cổ truyền Hồ Việt Sang, chúng tôi vận dụng đưa vào các toa thuốc bổ thận nam để điều trị bệnh lý mãn dục nam, trị các chứng đau nhức xương khớp (phong tý), an miên bổ thận, thống phong,… có kết quả rõ rệt. Đây là kết quả ứng dụng phát huy, phát triển bài thuốc qua lâm sàng.

Chúng tôi đã đưa vào sản xuất 2 mặt hàng rượu và thang ngâm rượu có tên Amakong.vn trên cơ sở trang wed: Amakong.vn (tên miền) được Cục An toàn thực phẩm cấp công bố lưu hành toàn quốc, được cục bản quyền tác giả Bộ thông tin và truyền thông cấp bản quyền tác giả, nhưng vì nhãn hiệu không được Cục sở hữu trí tuệ Bộ khoa học công nghệ cấp phép nên chúng tôi đăng ký lại sản phẩm với tên: Thực phẩm bổ sung “Doctor Sang” và thang ngâm rượu “Doctor Sang” được Cục sở hữu trí tuệ chấp nhận, vẫn tên miền là Wed: Amakong.vn và đây là nhãn hiệu sản phẩm của tôi đưa ra thị trường phục vụ sức khỏe cộng đồng (Xem ảnh 10).D:\Users\Phuc Ho\Downloads\Nhan ngam 1kg.jpg


D:\Users\Phuc Ho\Downloads\Nhãn Ruou 500ml.jpg

Ảnh 10: Nhãn Thang ngâm rượu “Doctor Sang” (trái), nhãn thực phẩm bổ sung “Doctor Sang”(phải)


Tôi sao y giấy chứng nhận kết quả thực hiện đề tài “Nghiên cứu thừa kế bài thuốc có tác dụng bồi dưỡng cơ thể, bổ thận, tráng dương của cụ Amakong, ở Bản Đôn, Đắk Lắk” do GS.TS Nguyễn Minh Đức là tác giả và làm chủ nhiệm đề tài, Bs Hồ Việt Sang là đồng tác giả của đề tài để đông đảo bạn đọc quan tâm đến bài thuốc Amakong được biết. (xem ảnh 11)


D:\Users\Phuc Ho\AppData\Local\Microsoft\Windows\Temporary Internet Files\Content.Word\IMG_6814.jpg
Ảnh 11: Giấy chứng nhận kết quả thực hiện đề tài “Nghiên cứu thừa kế bài thuốc có tác dụng bồi dưỡng cơ thể, bổ thận, tráng dương của cụ Amakong, ở Bản Đôn, Đắk Lắk” do GS.TS Nguyễn Minh Đức làm chủ nhiệm đề tài.

Nghiên cứu cây thuốc nam là động lực trong hoạt động khám chữa bệnh theo lời dạy của y sư Tuệ Tĩnh “Nam dược trị nam nhân”. Trong niên khóa 1993-1995 luận văn tốt nghiệp bác sĩ chuyên khoa 1 Y học dân tộc của tôi là: “Nghiên cứu thừa kế cây cà úc (Solanum Lacinia-tum) của đại tá lương y Đoàn Ngọc Long ở MaĐrắc”(xem ảnh 12).

Kế thừa nghiên cứu khoa học, phát huy phát triển bài thuốc của cụ Amakong cũng trong mục đích trên của tôi mà như tôi trình bày ở trên, tôi là đồng tác giả với GS.TS Nguyễn Minh Đức trong “Nghiên cứu thừa kế bài thuốc có tác dụng bồi dưỡng cơ thể, bổ thận, tráng dương của cụ Amakong, ở Bản Đôn, Đắk Lắk”.




D:\Users\Phuc Ho\Downloads\IMG_7042.jpg
Ảnh 12: Bs CKI Hồ Việt Sang đứng bên cây cà úc (Luận văn tốt nghiệp Bs CKI YHDT)

Khi ở tuổi gần 70 tôi nghiên cứu khoa học bài thuốc cai nghiện rượu với tên đề tài “Nghiên cứu thành phần hóa học, tiêu chuẩn kiểm nghiệm, tác dụng dược lý bài thuốc cai nghiện rượu của ông Lê Văn Lâm tại huyện Cưkuin, tỉnh Đắk Lắk” (xem ảnh 13) được sở khoa học công nghệ và UBND tỉnh Đắk Lắk quan tâm cho phép tôi thực hiện đề tài trong 3 năm 2017-2019. Đề tài đã được nghiệm thu trong tháng 08 năm 2019.


D:\Users\Phuc Ho\Downloads\IMG_7040.jpgD:\Users\Phuc Ho\Downloads\IMG_7043.jpg
Ảnh 13: Ảnh bìa và chứng nhận đề tài “Nghiên cứu thành phần hóa học, tiêu chuẩn kiểm nghiệm, tác dụng dược lý bài thuốc cai nghiện rượu của ông Lê Văn Lâm tại huyện Cưkuin, tỉnh Đắk Lắk” do Bs CKI Hồ Việt Sang làm chủ nhiệm đề tài.