SỰ THẬT VỀ BÀI THUỐC AMAKONG

SỰ THẬT VỀ BÀI THUỐC AMAKONG và AI BẢO VỀ NGUỒN DƯỢC LIỆU QUÝ (?!)

Nhắc đến Buôn Đôn và người ta nhớ  ngay đến voi, huyền thoại người săn voi và bài thuốc nổi tiếng của ông (Amakong). Bài thuốc Amakong hiện  được bày bán tràn lan; việc khai thác dược liệu quý  diễn ra một cách bừa bãi. Thế nhưng, không mấy ai biết sự thật về bài thuốc quý này và  việc khai thác nguồn dược liệu quý cũng không ai quản lý (?!)

CHỨNG MINH KHOA HỌC “NỬA VỜI”

Bài thuốc gia truyền của ông AmaKong là bài thuốc quý và không có gì phải bàn. Ông còn là  một "Vua" săn voi nổi tiếng đã đi vào lịch sử săn bắt, thuần dưỡng voi với 298 con, trong đó có 03 voi trắng. Ông có một sức khỏe khá  tốt, đông con, nhiều vợ có lẽ nhờ một phần vào bài thuốc này.

Là người đã từng lăn lộn trong rừng các khu rừng Tây Nguyên và Đaklak để kiếm thuốc chữa bệnh cho đồng đội, Bác sĩ CK1 Hồ Việt Sang – nguyên Phó chủ tịch Thường trực Hội y học dân tộc  Đắk Lắk rất tâm đắc với các bài thuốc cổ  truyền, nhất là của đồng bào các dân tộc. Cách đây, hơn 10 năm, BS Hồ Việt Sang đã đăng ký nghiên cứu bài thuốc chữa trị đau lưng nhức mỏi, bồi bổ cơ thể, bổ thân tráng dương của ông AmaKông ở xã KrôngNa, huyện Bản Đôn, tỉnh ĐăkLăk.

Đúng sở trường và niềm đam mê, BS Hồ Việt Sang đã say sưa nghiên cứu, sưu tầm, tiếp cận vận động, cùng ông AmaKông vào rừng tìm kiếm thuốc, thừa kế nắm bắt các cây thuốc trong bài thuốc này và nhiều cây thuốc quý khác. Qua “công trình” nghiên cứu của BS Sang trên nhiều người dùng thuốc này cho thấy, thuốc không có tác dụng phụ, cải thiện tình trạng sức khỏe, sinh lực, cường tráng dương sự… Nếu được hoàn thiện các bước nghiên cứu tiếp theo (nghiên cứu độc tính, hóa học, chiết xuất, nghiên cứu dược lý cơ bản đầy đủ thì đây có thể là một bài thuốc tốt, tạo ra những chế phẩm thích hợp như rượu, viên nang, viên tể… BS. Hồ Việt Sang tâm sự.

Năm 2005, được sự hỗ trợ của các cơ  quan chức năng và quá trình vận động của BS. Sang, ông Amakong đã ký vào bản cam kết tặng cho Nhà nước bài thuốc Amakong của mình. Bản cam kết ghi rõ: “Người duy nhất Amakong chấp nhận được thay mặt Nhà nước nhận kế thừa bài thuốc quý  là BS. Hồ Việt Sang”. Sau khi ký bản cam kết, đích thân ông AmaKông và con cháu đã nhiều lần dẫn BS Sang vào rừng chỉ từng cây thuốc và  tác dụng của nó để BS Sang nắm bắt.

Trong khi, Đại học Y Huế đã có đề tài nghiên cứu khoa học: “Sưu tầm định danh một số cây thuốc của dân tộc bản địa tỉnh Đắk Lắk” vào năm 2002. Đề tài này do tỉnh Đắk Lắk cấp kinh phí và BS Sang là người hợp tác,hợp đồng NCKH, cung cấp hình ảnh, nguyên liệu, tiêu bản thực vật… cho Đại học Y Huế nghiên cứu. Mặc dù BS. Sang đã cung cấp toàn bộ những gì ông AmaKong truyền lại nhưng do nguồn kinh phí có hạn và phạm vi của đề tài quá rộng nên Đại học Y Huế chỉ nghiên cứu sơ bộ 01 cây trong 03 cây của bài thuốc Amakong (cây Tơm trơng anénso nhưng chưa xác định được tên chi, loài, họ..).  Như vậy rõ ràng, công trình nghiên cứu của Đại học Y Huế chưa đủ cơ sở khoa học để đánh giá tác dụng, xây dựng các chế phẩm của bài thuốc Amakong, đây là điều khiến người có tâm huyết với nghề như BS. Sang rất buồn và thất vọng. Thế nhưng, nó vẫn được lấy đây làm cơ sở định danh và xác định bài thuốc gia truyền  của cụ Amakong nên thiếu tính khoa học và rất nguy hại cho người tiêu dùng và cũng nảy sinh nhiều người cơ hội,lợi dụng từ vấn đề này.

 

BÀI THUỐC AMAKONG ĐƯỢC ĐỊNH DANH

Năm 2005, Đại học Y Tp.Hồ Chí Minh đã thực hiện một đề tài: “Nghiên cứu kế thừa bài thuốc bồi bổ cơ thể, bổ thận tráng dương của cụ Amakong Bản Đôn – Đắk Lắk”  do Bộ Y tế cấp kinh phí. Lần này, nhóm nghiên cứu của Đại học Y TP. Hồ Chí Minh đã ký  hợp đồng cùng hợp tác với BS Sang để nghiên cứu  đề tài. Nhờ quá trình nghiên cứu đầy đủ, toàn diện và đúng trọng tâm, theo dõi kỹ lưỡng quá trình sinh trưởng và phát triển của các loại dược liệu.

Sau một thời gian  nghiên cứu, đề tài: “Nghiên cứu kế thừa bài thuốc bồi bổ cơ thể, bổ thận tráng dương của cụ Amakong Bản Đôn – Đắk Lắk”. Ngày 30/12/2008, Hội đồng cấp cơ sở nghiệm thu đề tài với kết quả tuyệt đối thống nhất 100%. Đến 1/7/ 2009, Hội đồng nghiệm thu đề tài do Bộ Y tế thành lập đã biểu quyết  (7/7), thống nhất nghiệm thu và công nhận đề tài đạt loại A.

Từ công trình nghiên cứu này, Bài thuốc gia truyền của ông Amakong đã có đủ các chứng cứ khoa học để lưu truyền và sử dụng rộng rãi. Tuy nhiên, hiện nay người thực sự áp dụng đúng bài thuốc của ông Amakong còn rất hạn chế và  tùy tiện, Thế nhưng, tại Bản Đôn và các nơi khác vẫn bày bán tràn lan các loại thuốc và rượu của cụ Amakong. Hy vọng các cơ quan quản lý  Nhà nước phải có biện pháp xử lý quyết liệt để bảo vệ và công nhận đúng quy trình“Bài thuốc gia truyền” quý giá này, để cụ Amakong an tâm tuổi già và những người có công tìm ra sự “chân lý” của bài thuốc thỏa lòng; bảo vệ quyền lợi chính đáng người tiêu dùng. Đồng thời, giảm thiểu tình trạng khai thác nguồn dược liệu qúy của vùng rừng núi Tây Nguyên. Muốn làm được điều này, Đảng và Nhà nước và chính quyền các cấp phải đưa ra biện pháp quản lý, khoanh vùng và bảo vệ, nghiêm cấm việc khai thác và buôn bán thuốc tràn lan như hiện nay.

CÁC BÀI THUỐC QUÝ CỦA BS. SANG

Qua mấy chục năm tìm tòi, học hỏi và tâm huyết với ngành y học cổ truyền, các bài thuốc quý  của dân tộc, đặc biệt là bài thuốc của ông Amakong, BS Sang đã kế thừa và phát huy để cho ra đời nhiều bài thuốc trị bệnh độc đáo đem lại niềm vui và sự tin yêu của người bệnh. Từ bài thuốc Amakong kết hợp với kinh nghiệm thực tế bs Sang đã tạo ra những chế phẩm,bài thuốc phòng trị bệnh mãn dục Nam,bệnh tiểu đường típ 2,bệnh nhiễm mỡ xơ Mạch,bệnh cao huyết áp,bệnh thống phong( gút) ,u xơ tiền liệt tuyến,gan,máu nhiễm mỡ...

Hiện nay, BS. Hồ Việt Sang đã thực hiện thành công phương pháp trị bệnh trĩ (không cắt, không mổ),giá  dịch vụ thấp,kết quả tốt; châm cứu và  dùng thuốc nam để cai rượu, cai ma túy… kết quả khá cao. Tính đến ngày 30 /12/2012, BS. Sang đã cắt cơn giải độc cho 50 người nghiện ma túy và 65người nghiện rượu. Kết quả này đã mang lại niềm vui và hy vọng cho nhiều người nghiện và gia đình, bạn bè họ, đồng thời góp một phần nhỏ của mình vào công tác bảo đảm an ninh trật tự của xã hội,góp phần trong chăm sóc sức khỏe cộng đồng.

 Làm nghề y đòi hỏi đầu tiên phải có tâm với nghề, đúng như lời dạy của Bác Hồ: “Lương y như từ mẫu”, BS Hồ Việt Sang đã tâm sự những lời tâm huyết đó!

Bài, ảnh: Phóng viên Xuân Hùng-VS

 

Box:

PHÒNG CHẨN TRỊ ĐÔNG Y BSCK. HỒ VIỆT SANG

Đ/C: 101 Quốc lộ 14, thôn 5, xã Hòa Thuận, TP. Buôn Ma Thuột, tỉnh Đắk Lắk

ĐT: 0903510857 – 0914974455

Email: vietsangdongy@gmail.com

Website: www.amakong.com.vn

 

 

VIDEO