KẾ THỪA BÀI THUỐC AMAKONG

Đến Với cụ Ama Kông Hoặc BS. Hồ Việt Sang các bạn sẽ an tâm hơn về chất lượng của thuốc! QUÁ TRÌNH TRUYỀN THỤ BÀI THUỐC

KẾ THỪA BÀI THUỐC CỤ AMAKONG BẢN ĐÔN

Tôi tên là HỒ VIỆT SANG Bs CKI YHDT,phó chủ tịch thường trực Hội Đông y tỉnh Đaklak khoá V . Từ tháng 10/2000,tôi được cố bs Hoàng đình Quý chủ tịch Hội cử làm chủ nhiệm đề tài nghiên cứu khoa học (NCKH) bài thuốc cụ AmaKông BảnĐôn Đaklak .

Lúc này, đ/c Nguyễn hữu Trí làm giám đốc Sở Khoa học công nghệ(hiện nay ông là Phó chủ tịch Liên hiệp các Hội khoa học kỹ thuật tỉnh). Ông rất quan tâm động viên tôi và bs Hoàng đình Quý thực hiện đề tài này.

 

Khi làm hợp đồng NCKH với Đại học y dược thành phố Hồ Chí Minh,Ts Lê quang Nghiệm cho rằng: Đây là đề tài rất hấp dẫn,có tính ứng dụng cao và hoàn toàn khả thi . Và sau đó có sự trục trặc,nên đề tài phải dừng lại,kể cả chuyển giao cho Đại học Y Huế NCKH,nhưng Họ chỉ làm được 01 cây mà chưa xong được .

Tháng 01/2005, được lảnh đạo tỉnh,Sở Khoa học công nghệ đồng ý và chấp nhận đề xuất của Hội Đông y tỉnh Đaklak,có văn bản hỗ trợ kinh phí(60 triệu),và định thời gian thực hiện đề tài (Tháng 05-tháng12/2005);giao cho Hội Đông y và cá nhân Bs Hồ ,Việt Sang tổ chức thực hiện đề tài NCKH về việc : Vận động thừa kế chân truyền bài thuốc cụ Amakông BảnĐôn.

Đễ thực hiện đề tài khó khăn này,tôi trực tiếp mời một số trí thức là cán bộ người Dân tộc giúp đỡ : Cố Bs Y Quang Mlô, giảng viên trường Đại học Tây nguyên; Phó hiệu trưởng SaPhôn Niê Khâng, trường cao đẳng dạy nghề thanh niên dân tôc Đaklak ; Thầy gi YkhoangÊban,giảngviên.…Chúng tôi nhiều lần đến gặp cụ Amakông và các thành viên trong gia đình cụ,trao đổi,vận động ,vào rừng nắm biết các cây thuốc trong bài thuốc;có lần tôi,thầy SaPhôn,bà H Khăm (vợ trẻ cụ Amakông )theo hứng thú của cụ, đi đêm tận E Sôn,EaH leo lấy vị thuốc cuối cùng trong bài thuốc của Cụ .Và ngày 30/4/2005 cụ Amakong đã ký tên vào giấy truyền thụ bài thuốc cho tôi, đễ Tôi NCKH phục vụ cho nhà nước,cho đồng bào.

Hôm nay,tôi y sao bài thuốc vào sổ vàng thừ kế của Hội Đông y tỉnh ,một tài sản có ý nghỉa của Hội Đông y, do Bs Đoàn Anh Tài chủ tịch Hội quyết định toàn Hội lập SỔ VÀNG THỪA KẾ nhằm lưu truyền về sau.

Tôi viết vào đây cũng là một sự chuyển giao,một ghi nhận tấm lòng của cụ Amakông, để lưu truyền, để NCKH, để phát huy,phát triển bài thuôc,phục vụ lợi ích cộng đồng . Đây là mục tiêu rõ ràng, nhất quán .

Như mọi người biết,muốn có một đề cương NCKH về thừa kế bài thuốc dân gian khả thi,việc cần làm trước là nắm bắt được bài thuốc;Mọi người cho đây là bài thuốc QUÝ, do đó cũng khá nhiều người DÒM NGÓ.

Tôi nhận nhiệm vụ NCKH bài thuốc củng lên bờ xuống ruộng nhiều;Nhưng phải cố gắn hoàn thành!

Cuối tháng 12/2005,thấy có dấu hiệu mất đoàn kết từ phía lảnh đạo Hội Đông y,Sở khoa học công nghệ rút không hỗ trợ kinh phí .

 

1. Tháng 03/2006 chúng tôi xin Bộ y tế tiếp tục NCKHbàithuốc,cóquy mô rộng hơn với mục tiêu làm rõ giá trị khoa học bài thuốc.Tháng 6/2006,Bộ y tế duyệt, đưa bài thuốc vào kế hoạch tuyển chọn cho triển khai NCKH.

Ngày 30/12/2008, kết quả NCKH bước đầu đã được Hội đồng khoa học cơ sở thống nhất nghiệm thu, đánh giá cao.

Còn nhiều việc phải làm tiếp đễ báo cáo Bộ y tế ,gói gọn ghi vào SỔ VÀNG THỪA KẾ của Hội không thể nói hết,mong có dịp sẽ trình bày rõ hơn ! Điều đáng quý là bài thuốc đã được đưa vào NCKH và thành công bước đầu; chúng ta không phụ lòng cụ Amakông và những người theo dõi quan tâm đến bài thuốc.Làm được đến đây tôi như đã thắp được nén hương lòng nơi VONG LINH cố Bs Hoàng đình

Quý và Bs Y Quang Mlô đã đồng lòng và cùng nguyện vọng như tôi .

 

 

Ngày 24 tháng 3 năm 2009

BS HỒ VIỆT SANG

VIDEO